Khám phá các mẫu tranh thư pháp độc đáo tại Thư Pháp Kim Danh – Nơi hội tụ nghệ thuật chữ Việt và phong cảnh ý nghĩa, phù hợp làm quà tặng và trang trí không gian sống
2. Các loại giấy viết thư pháp thông dụng hiện nay
Các loại giấy dùng cho thư pháp đều có bề dày lịch sử phát triển khác nhau và mang đặc điểm riêng biệt.
2.1. Giấy ốp (giấy Ford)
Đầu tiên, khi nói đến các loại giấy thư pháp thông dụng ở Việt Nam, không thể không nhắc đến giấy ốp. Giấy ốp (còn gọi là giấy Ford) là loại giấy được sử dụng khá phổ biến trong ngành in và dùng để viết thư pháp rất đẹp.
Loại giấy này được các thầy đồ ưa chuộng nhờ những ưu điểm sau:
- Dễ dàng bám mực tàu và khô nhanh.
- Tạo ra những nét viết sắc sảo khi thực hiện thư pháp Việt.
- Kích thước dọc kết hợp với ống sáo dễ dàng tạo ra một bức liễn đẹp mắt.
- Có nhiều kích cỡ khác nhau với mức giá hợp lý.
- Có nhiều mẫu in tranh và viền, cho phép người viết thư pháp chọn hình ảnh phù hợp để đề tặng chữ.

Giấy Ford (giấy pho)
2.2. Giấy mỹ thuật: giấy ganh, giấy nhung
Giấy mỹ thuật như giấy ganh hay giấy nhung còn được gọi là liễn giấy
- Giấy ganh là loại giấy mỹ thuật có định lượng thông dụng từ 120, 220, 250g/m2. Bề mặt giấy ganh có những đường vân nhỏ dễ nhìn thấy, giúp tạo chiều sâu khi viết và tạo nét viết đều đặn, mượt mà. Giấy ganh thường có màu vàng nhạt. Ngoài ra, còn có giấy ganh đỏ, có màu gần giống với giấy nhung nhưng không tươi bằng.
- Giấy nhung là một loại mỹ thuật màu đỏ tươi hoặc đen, có bề mặt phẳng và mềm mịn như vải nhung. Khi viết trên giấy nhung, mực sẽ khô chậm hơn một chút, nhưng sau đó lên màu rất đẹp và bóng.

Giấy nhung

Giấy ganh
2.3. Giấy xuyến chỉ
Giấy xuyến hay còn gọi là Tuyên Chỉ, là loại giấy xuất xứ từ Trung Quốc. Tùy vào cách chế tạo, nguyên liệu cấu thành mà giấy được chia thành nhiều loại với những đặc điểm khác nhau.
Phân loại dựa vào cách chế tạo và độ thấm mực:
- Sinh xuyến (xuyến sống): Có nguồn gốc từ nguyên liệu tự nhiên và chưa qua xử lý. Có độ thấm cao và dễ loang mực, thường được dùng để vẽ tranh thủy mặc.
- Thục xuyến (xuyến chín): Đã được gia công thêm lớp phèn chua. Có độ thấm và loang thấp, được ưu tiên cho tranh tả thực.
- Bán sinh bán thục (giấy nửa chín nửa sống): Đã được gia công thêm lớp phèn chua nhưng với một lượng rất ít. Độ thấm và loang ở mức trung bình, phù hợp để viết chữ nhỏ.
Phân loại dựa theo nguyên liệu:
- Giấy xuyến sợi bông liễu: Chủ yếu làm từ rơm rạ và có khoảng 40% là từ vỏ cây thanh đàn. Đặc điểm của loại giấy này là mỏng, nhẹ, mềm và dễ thấm mực, không được dùng lực quá mạnh hoặc chồng nhiều lớp mực do giấy khá mỏng, không bền.
- Giấy xuyến nguyên chất vỏ cây: Có hơn 60% thành phần từ vỏ cây thanh đàn, cùng với một lượng nhỏ từ rơm rạ. Giấy có đặc tính dẻo và dễ viết, vẽ.
- Giấy xuyến đặc biệt nguyên chất vỏ cây: Làm từ 80% vỏ cây thanh đàn nên nặng, dai hơn, bám mực tốt hơn và dễ dàng phân tách màu sắc, phù hợp cho tranh thủy mặc. Giấy này có thể chịu được lực bút mạnh, có thể vò mà không bị rách hoặc gãy.

Giấy xuyến chỉ
Người dùng sẽ lựa chọn loại giấy xuyến tùy theo thể chữ, kích thước và phong cách viết khác nhau. Tuy nhiên, khi viết thư pháp, giấy bán sinh bán thục thường được sử dụng.
2.4. Giấy dó Việt Nam
Giấy dó ở Việt Nam là loại giấy được sản xuất từ vỏ cây dó. Một số địa danh nổi tiếng về sản xuất giấy dó bao gồm: Làng Yên Thái cổ (nay nằm trong phường Bưởi, phố Trích Sài, quận Tây Hồ); Làng giấy Đống Cao, Thôn Dương Ổ, phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh; và Làng Phong Phú, xã Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An.
Giấy dó có tính chất xốp nhẹ, bền bỉ, ít bị nhoè khi viết hoặc vẽ, không dễ bị mối mọt hay gãy nát, đồng thời có khả năng chống ẩm tốt. Ngày xưa, giấy dó được ưa chuộng để làm sắc phong, gia phả và lưu trữ sổ sách. Hiện nay, chúng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm tranh dân gian (tranh đông hồ), đồ chơi trung thu, vàng mã, quạt, bao bì, giấy chống ẩm và sản xuất các sản phẩm cách âm, cách nhiệt.
Đặc biệt, giấy dó cũng được sử dụng trong thư pháp với những tác phẩm có kích thước chữ nhỏ nhờ vào khả năng thấm mực tốt, ít bị loang hay nhoè.

Giấy dó Việt Nam
Giấy dó được phân thành 2 loại:
- Giấy dó nguyên sinh: Chủ yếu được làm từ vỏ cây dó với rất ít phụ gia. Bề mặt giấy khá mềm, nếu quan sát kỹ sẽ thấy các sợi dó nhỏ và khi in, giấy có màu trắng đục từ bột gió.
- Giấy dó pha: Được sản xuất từ vỏ cây dó nhưng có thêm phụ gia. Bề mặt thô cứng hơn, màu sắc đậm hơn và khả năng thấm mực không tốt bằng giấy dó nguyên sinh.
Khi sử dụng, giấy dó thường được bồi lại với nhau để tăng độ dày và độ cứng. Nếu bồi 2 lớp thì gọi là bóc 2; 4 lớp gọi là bóc 4.
2.5. Giấy dó Trung Quốc
Giấy dó Trung Quốc (còn được gọi là Vân Long Tuyên, bông tuyên hoặc bì tuyên) được chế tạo từ cây dó Trung Quốc và cây cỏ Long Tu. Thành phần chính của giấy dó Trung Quốc là các sợi thực vật dài, chiếm khoảng trên 80%.
Giấy này thuộc loại giấy bán thục với độ chín từ 3 đến 4 phần. Bề mặt giấy dễ nhận thấy có những đường vân của sợi thực vật từ vỏ cây. Loại giấy này mang đậm phong cách cổ xưa, thô ráp và giản dị. Giấy dó Trung Quốc có độ dai, mềm, khả năng hút ẩm tốt (tương tự giấy dó Việt Nam), độ đàn hồi cao và bề mặt thông thoáng.
2.6. Giấy Mao Biên Chỉ
Mao Biên Chỉ là loại giấy màu vàng nhạt, được sản xuất từ sợi gỗ cây trúc, có nguồn gốc từ Giang Tây, Trung Quốc. Chất liệu giấy này rất tinh xảo, mỏng nhưng lại mềm mại và có bề mặt xốp, thường mang màu vàng nhạt, có khả năng thấm mực và hút nước rất tốt. Loại giấy này đặc biệt thích hợp để viết chữ và sản xuất sách cổ.
Sở dĩ loại giấy này có tên là Mao Biên Chỉ là vì: Trong thời kỳ nhà Minh, Ông Mao Tấn – Một người đam mê sách, đã sử dụng giấy trúc để in các tài liệu. Ông cũng từng đi đến Giang Tây để mua loại giấy này. Ngoài ra, ông còn đóng dấu triện chữ “毛” lên mép giấy, do đó loại giấy này thường được gọi là mao biên chỉ.
3. Cách chọn giấy thư pháp phù hợp
Việc chọn giấy thư pháp cần dựa trên mục đích sử dụng, trình độ viết và loại bút mực đi kèm.
3.1. Đối với người mới bắt đầu
- Nên chọn giấy có khả năng thấm vừa phải, dễ luyện nét.
- Tránh dùng giấy quá hút mực hoặc quá trơn sẽ gây khó kiểm soát nét chữ.
- Có thể dùng giấy Nhật, giấy Hàn Quốc hoặc giấy xuyến chỉ chất lượng trung bình để luyện tập.
3.2. Đối với người viết chuyên nghiệp
- Có thể lựa chọn giấy theo phong cách chữ và nội dung thể hiện:
- Chữ Hán Nôm truyền thống → giấy dó, giấy xuyến chỉ.
- Thư pháp hiện đại → giấy mỹ thuật, giấy màu cổ điển.
- Lưu ý kết hợp với loại mực và ngòi bút đang sử dụng để đảm bảo độ tương thích.
3.3. Chọn theo mục đích trình bày
- Tác phẩm treo trang trí: nên chọn giấy đẹp, có khung viền hoặc hoa văn.
- Viết tặng – làm quà: dùng giấy dó thủ công hoặc giấy giả cổ tạo sự trang trọng.
- Tập viết hàng ngày: chọn giấy bản to, giá vừa phải, dễ mua.
4. Cách bảo quản giấy viết thư pháp
Để tranh thư pháp hoặc giấy chưa sử dụng giữ được chất lượng, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc bảo quản sau:
4.1. Bảo quản giấy chưa viết
- Cất trong nơi khô ráo, thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Dùng ống đựng giấy, hộp carton hoặc tủ kín để chống cong mép và bụi bẩn.
- Tránh để gần nơi có độ ẩm cao vì dễ sinh mốc và làm giấy mềm yếu.
4.2. Bảo quản tác phẩm đã viết
- Ép khung kính nếu là tranh treo, tránh va chạm và oxi hóa mực.
- Không cuộn gập nếu giấy đã dày và có lớp mực khô lâu năm.
- Có thể phủ một lớp giấy kiếng hoặc nylon chống bụi nếu không đóng khung.
Lưu ý:
- Nếu giấy có dấu hiệu bị cong vênh, có thể ép nhẹ bằng vật nặng trong vài ngày.
- Tránh xịt nước hoa, dung môi lên tranh thư pháp – có thể làm loang mực hoặc hư giấy.
Giờ đây bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi “Giấy viết thư pháp là giấy gì?”. Đó là loại giấy chuyên biệt được tạo ra để phục vụ nghệ thuật viết thư pháp, với khả năng thấm mực tốt, bền đẹp và tạo chiều sâu nghệ thuật cho tác phẩm. Việc lựa chọn đúng loại giấy và biết cách bảo quản sẽ giúp bạn không chỉ có những trải nghiệm viết thư pháp trọn vẹn mà còn lưu giữ được những tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân theo thời gian.